Độ rọi là gì? Công thức tính độ rọi và độ rọi tiêu chuẩn

Đăng bởi NGUYỄN VĂN NGÔN vào lúc 04/12/2019
Độ rọi là gì? Công thức tính độ rọi và độ rọi tiêu chuẩn

Bạn muốn sử dụng cường độ ánh sáng như thế nào cho không gian. Cần lắp đặt số lượng bóng đèn là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu rõ hơn về độ rọi là gì? Công thức tính độ rọi và độ rọi tiêu chuẩn sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất.

Thiết bị chiếu sáng ngày nay đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong mọi công trình, không gian. Trong các thông số quan trọng quyết định đến chất lượng mạnh yếu của ánh sáng mà đèn cung cấp là độ rọi. Vậy độ rọi là gì? Công thức tính độ rọi và độ rọi tiêu chuẩn. Tất cả được làm rõ ngay sau đây.

Độ rọi của bóng đèn là gì?

Độ rọi của bóng đèn là gì?

Độ rọi của bóng đèn là cường độ chiếu sáng trên bề mặt diện tích được chiếu sáng. Được đo bằng chỉ số quang thông tính trên môt đơn vi diện tích.

Độ rọi được hiểu đơn giản là 1 đơn vị ánh sáng trên bề mặt của 1 m2 khi được chiếu sáng. Chỉ số này chính là ánh sáng mạnh yếu mà con người cảm nhận được.

Công thức tính độ rọi và độ rọi tiêu chuẩn

Độ rọi được tính bằng công thức: E = Φ/S ( lux). Dễ nhận thấy độ rọi không phụ thuộc vào khoảng cách chỉ phụ thuộc vào phương.

Mỗi không gian, diện tích có yêu cầu về ánh sáng mạnh yếu khác nhau. Từ đó tính toán ra được số lượng đèn cần sử dụng cho không gian đó. Từ đó có được, công thức tính độ rọi tiêu chuẩn được tính bằng:

Độ rọi ( lux) = [Công suất (W) x Quang thông (lm/w) x số lượng đèn sử dụng]  / diện tích cần chiếu sáng (m2).

Công thức tính toán số bóng đèn

Tính số lượng bóng đèn trong phòng

Từ công thức tính độ rọi tiêu chuẩn ở trên có thể suy ra công thức tính toán số bóng đèn cần sử dụng. Công thức này được tính bằng:

Số lượng bóng đèn cần sử dụng = [ Diện tích cần chiếu sáng (m2) x Độ rọi (lux)] / [ Công suất đèn (w) x Quang thông (lm/w)].

Một số chỉ số về độ rọi và độ rọi tiêu chuẩn

Độ rọi tiêu chuẩn dành cho sân bóng

Chỉ số về độ rọi trên thực tế

  • Độ rọi ánh trăng ngày rằm = 0.25 lux.
  • Độ rọi đủ nhận diện rõ khuôn mặt = 20 lux.
  • Độ rọi cho khu vực hành lang và khu chiếu sáng ngoài trời = 20 đến 50 lux.
  • Độ rọi cho dành cho bãi đỗ xe = 75 lux.
  • Độ rọi cho phòng làm việc không chuyên = 100 đến 200 lux.
  • Độ rọi dành cho văn phòng = 200 đến 500 lux.
  • Độ rọi dành cho công việc yêu cầu cao về cường độ chiếu sáng = 500 đến 1000 lux.
  • Độ rọi ngày trời âm u = 1000 lux.
  • Độ rọi yêu cầu công việc cần sự chi tiết, tinh mắt 1.000 đến 2.000 lux.
  • Độ rọi dành cho phòng mổ trong y tế = 5.000 lux.
  • Độ rọi cho ngày trưa nắng = 100.000 lux.

Chỉ số về độ rọi tiêu chuẩn dành cho nhà ở

  • Phòng khách yêu cầu độ rọi = 300 đến 500 lux.
  • Phòng bếp yêu cầu độ rọi thấp hơn phòng khách = 200 đến 300 lux.
  • 300 đến 500 lux dành cho phòng học và phòng làm việc.
  • Phòng ngủ là phòng tắm yêu cầu độ rọi = 150 đến 200 lux.
  • Hàng lang chiếu sáng chỉ cần độ rọi từ 100 đến 150 lux.

Ngoài ra, trong các thông số nhà sản xuất cung cấp cho các mẫu đèn đều có độ rọi nên từ đó bạn có thể lựa chọn cho không gian phù hợp và tính toán được dễ dàng số lượng bóng đèn cần sử dụng cho không gian đó.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN: