-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Cấu tạo đèn rọi ray và nguyên tắc hoạt động thế nào?
Đăng bởi NGUYỄN VĂN NGÔN vào lúc 26/11/2019
Hôm nay, Kadilux sẽ giúp những người dùng hiểu sâu hơn về cấu tạo đèn rọi ray, đồng thời giúp bạn biết được cơ chế, nguyên tắc hoạt động của các thiết bị này. Qua những kiến thức cơ bản này bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về thiết bị chiếu sáng mình đang dùng.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, không khó để bạn có thể bắt gặp sự xuất hiện của các dòng đèn led rọi ray trong khá nhiều công trình dân dụng với các mục đích, hình dáng khác nhau. Thông dụng là vậy, những cấu tạo đèn rọi ray và cơ chế hoạt động thiết bị như thế nào thì dường như quá ít người biết đến.
Cấu tạo đèn rọi ray
Mỗi một thiết bị chiếu sáng led sẽ có những cấu tạo và bộ phận riêng. Đối với cấu tạo đèn rọi ray thì có thể chia ra thành 5 bộ phận chính, mỗi vị trí sẽ có những vai trò và đặc điểm riêng của mình hỗ trợ quá trình chiếu sáng của thiết bị. Cụ thể như sau:
-
Thân đèn: Thường được làm bằng nhôm hoặc hợp kim cao cấp được phủ lên mình một lớp sơn tĩnh điện cao cấp. Ở phần trên cùng của thân đen nhất định phải có thiết kế rãnh kèm 2 pass khóa để giúp sản phẩm có thể lắp vào trong thanh ray khi thi công. Tác dụng của bộ phận này là bảo vệ các bộ phận bên trong và tạo nên hình dáng vẻ ngoài của sản phẩm.
-
Tản nhiệt: Hay còn được gọi là đế tản nhiệt bộ phận có tác dụng rất quan trọng giúp giảm nhiệt độ của bóng đèn khi được chiếu sáng. Chip led của thiết bị có được bền, hoạt động có tốt hay không phụ thuộc vào bộ phận này. Các nhà sản xuất thường sử dụng các lá nhôm để ghép lại với nhau. Một sản phẩm chất lượng thì phần đế tản nhiệt cần dày dặn và chắc chắn.
-
Chip LED: Toàn bộ hoạt động của bóng đèn được quyết định bởi bộ phận này, đây chính là bộ nào của sản phẩm. Tùy vào mỗi nhà sản xuất, mỗi dòng bóng mà cấu tạo đèn rọi ray có sự góp mặt của các dòng chip khác nhau. Phổ biến hiện nay gồm các loại là: COB, SMD 1W, SMD vỉ. Bộ phận này cũng quyết định đến chất lượng sản phẩm, chất lượng ánh sáng và khả năng tiết kiệm điện.
-
Bộ nguồn: Còn gọi là diver, một trong những bộ phận cần quan tâm đến nhất trong cấu tạo đèn rọi ray. Bởi có tới 95% các sản phẩm bị hư hỏng hay gặp sự cố đều nằm ở vị trí này. Đây là bộ phận có tác dụng chuyển dòng điện xoay chiều AC thành 1 chiều DC để thiết bị sử dụng chiếu sáng.
-
Chóa đèn: Đây là bộ phận giúp bảo vệ chip led, tăng khả năng phát sáng và góc độ chiếu cho bóng đèn.
Nguyên tắc hoạt động
Nguyên tắc hoạt động của đèn led rọi hay hoàn toàn giống như các thiết bị chiếu sáng khác. Bộ nguồn được kết nối với thanh ray và chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều để chip led hoạt động và phát ra ánh sáng.
Đặc điểm nổi bật và khác biệt nhất của dòng sản phẩm này đó là người dùng có thể điều chỉnh góc độ chiếu sáng của sản phẩm. Có được điều này là nhờ vào cấu tạo đèn rọi ray cho phép bạn làm điều đó một các dễ dàng.
Trên đây là những thông tin khá tiết kế về cấu tạo đèn rọi ray và nguyên tắc hoạt động của sản phẩm. Với những kiến thức này Kadilux hy vọng bạn có thể biết được tại sao thiết bị lại được yêu thích, đồng thời bảo vệ bóng tốt hơn trong quá trình sử dụng. Hãy gọi cho tổng đài của chúng tôi nếu muốn nhận tư vấn bà đặt mua sản phẩm.